Ngư dân vẫn rầu vì chủ nậu

Vượt qua bao vất vả, hiểm nguy của sóng gió đại dương để khai thác tôm cá đầy khoang, mong ước bán sản phẩm được giá cao. Vậy nhưng, khi về bờ, nỗi lo của ngư dân lâu nay vẫn là việc bị các chủ nậu ép giá, đòi thu tàu.

sản phẩm hải sản
Dù đánh bắt hiệu quả nhưng giá bán sản phẩm của ngư dân do các đầu nậu quy định.

O bế và o ép

Đã 5 tháng qua, tàu cá công suất 450 CV của ông Lê Tân (56 tuổi) ở xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) phải nằm bờ dù tàu mới được đóng hơn 2 năm và chỉ ra khơi hơn chục chuyến. Ông Tân kể bằng giọng ái ngại: “Khi đóng mới tàu cá, tôi vay của chủ nậu tại xã Bình Châu (huyện Bình Sơn) 800 triệu đồng, vay của hàng xóm thêm 600 triệu đồng nữa đóng con tàu mới trị giá 1,4 tỷ đồng. Ra khơi mấy chuyến đầu hòa vốn nên không có tiền trả nợ. Hoàn cảnh càng bi đát hơn khi đầu tháng 1-2015, đang đánh bắt tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bị tàu Trung Quốc rượt đuổi, lấy hết tài sản, ngư lưới cụ, thiết bị… thế là ra về tay trắng và nằm bờ đến nay”. Trong khi đó, chủ nợ thấy tàu đánh bắt không hiệu quả, lại neo bờ lâu nên đã đến đánh tiếng sẽ thu hồi lại.

“Khi mình đóng mới tàu, họ đến o bế hứa hẹn cho vay rồi khấu trừ dần vào sản phẩm, không quy định thời gian trả. Vậy nhưng, khi cầm tiền của chủ nậu rồi mới thấy như con dao hai lưỡi, mà ngư dân là người cầm lưỡi nên rút tay ra cũng đã... đứt tay rồi”- ông Tân ví von.

Cần lắm, hợp tác xã hậu cần nghề cá

Đi biển, phụ thuộc vào luồng cá, thời tiết; vào đất liền lại bị các “đầu nậu” khống chế đủ thứ nên nhiều phiên biển, ngư dân chỉ đủ trả tiền phí tổn bỏ ra. Từ năm 2007 đến nay, huyện Lý Sơn có 32 tàu bị chìm, 38 tàu hư hỏng do ảnh hưởng của bão, 3 tàu bị tàu lạ đâm chìm, 82 tàu bị nước ngoài bắt. Riêng năm 2014 đến nay, đã có 22 tàu cá của Lý Sơn đi khai thác hải sản ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa bị Trung Quốc ngăn cản, đập phá tài sản, không cho ngư dân hành nghề, tổng thiệt hại về tài sản lên đến hơn 3,1 tỷ đồng. Xác định kinh kế biển là mũi nhọn. Thế nhưng, đến nay, huyện Lý Sơn mới chỉ tập trung vào khai thác, đánh bắt chứ chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá. “Vì chưa có dịch vụ hậu cần nghề cá nên khi đánh bắt xong, ngư dân không chỉ tốn thêm chi phí nhiên liệu để vào đất liền bán hải sản, mà còn chịu thiệt thòi vì bị ép giá. Việc tìm đến các “đầu nậu” để xoay xở đủ chi phí vươn khơi và vay vốn ở các chủ nậu để đóng mới tàu… là nguyên nhân chính khiến ngư dân trên địa bàn huyện phải phụ thuộc và thường xuyên bị ép giá khi bán hải sản”- bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết.

Để chủ động tháo gỡ những khó khăn của ngư dân, bất cập trong vay vốn, thu mua sản phẩm, đảm bảo giá cả cho hải sản đánh bắt được, năm 2014, HTX Dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản Lý Sơn - Hoàng Sa đã chính thức được thành lập và có kế hoạch xây dựng khu chế xuất, đóng tàu vỏ thép, cung ứng xăng dầu, mua sản phẩm của ngư dân cao gấp rưỡi giá thị trường ngay trên biển để ngư dân bám biển Hoàng Sa-Trường Sa nhiều hơn... Tuy nhiên, đến nay HTX vẫn chưa thể đi vào hoạt động do địa phương chưa tìm được mặt bằng phù hợp. Trong khi đó, ngư dân đang mong mỏi từng ngày được tiếp nhiên liệu trên biển để khai thác dài ngày hơn, được bán hải sản không bị ép giá”.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 27/05/2015
Đăng ngày 28/05/2015
Hà Minh
Đánh bắt

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 13:10 17/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 13:10 17/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 13:10 17/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 13:10 17/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 13:10 17/05/2024